Người dân Lào nuôi bò chủ yếu bằng cách chăn thả trên những sườn đồi. Số lượng đàn bò đông nhưng núi rừng vẫn đủ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho đàn bò, dọc trên những tuyến đường quốc lộ của đất nước Lào, có thể thấy những khu rừng bạt ngàn xanh mướt. Thịt bò khô Lào có thể nói luôn đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như tính chất thiên nhiên của nó làm cho miếng thịt săn chắc mà không dai, có ngọt và mùi thơm đặc trưng của thịt bò. Những ngày mùa đông hoặc những bữa nhậu lai rai với bia Lào và thịt bò khô Lào có lẽ là thứ đặc sản để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng rất nhiều khách du lịch đã từng có dịp đến đất nước Lào hiền hòa.

Miếng thịt bò khô Lào bên ngoài có màu đen sậm, bên trong màu đỏ thẫm, tuy gọi là bò khô nhưng chủ yếu món thịt này vẫn còn độ ẩm và mùi vị của thịt bò. Do vậy nó cần được bảo quản trong môi trường lạnh, nếu để trong ngăn đông thì được 6 tháng.

*Hướng dẫn cách chế biến: Có nhiều cách chế biến thịt bò khô Lào nhưng phổ biến là 3 cách sau:

- Cách 1: Đặt thanh thịt nên bếp lửa than hoa sao cho phần vỏ thanh thịt xém lại, bốc mùi thơm đặc trưng của thịt bò là được, sau đó dùng chày đập cho mềm, cắt khúc bày lên đĩa. Lúc nào nhâm nhi với bạn bè thì xé tay như xé mực vậy. Nướng bằng than hoa là chuẩn và ngon nhất.


- Cách 2: Cho vào lò vi sóng quay ở chế độ hấp hoặc nướng, để từ 1 đến 2 phút, nhớ chú ý khi nào thịt bốc mùi thơm là bỏ ra ngay vì thịt bò này phơi khô, chín đến 80% rồi nên rất nhanh chín. Sau đó bỏ ra dùng chày đập cho mềm, cắt khúc bày lên đĩa.


- Cách 3: Đặt chảo dầu cho nóng già, cắt tấm thịt bò thành các mảnh vừa tầm cho vào chảo dầu, đảo nhanh tay. Khi nào thấy bề mặt thịt hơi săn lại thì gắp ra, cho ra đĩa đặt trên mặt giấy thấm dầu cho khô hết dầu mỡ và nhâm nhi cùng bạn bè thôi.


Thứ đồ chấm chủ yếu của thịt bò khô Lào sau khi chế biến là bột canh vắt chanh hoặc tương ớt, tuỳ khẩu vị mỗi người mà có cách sử dụng cho phù hợp.

Bò khô Lào gói 0,5kg

------------------------------------------------------------------
CÁC BƯỚC LÀM BÒ KHÔ CẢ NGƯỜI LÀO
- B1: Chọn thịt Bò tươi ngon, thường thì mùa gấn tết là bò chọi giống như trâu chọi ở Việt Nam.

- B2: Cắt thịt miếng dài, dày để khi khô ngoài chứ trong vẫn còn mềm, lúc chế biến để dùng thịt sẽ ngọt.

- B3: ướp thịt bằng gia vi bình thường + một ít gia vị đặc trưng của người Lào mới có. Người Lào không ướp quá nhiều gian vị nên miếng thịt vẫn có mùi đặc trưng của thịt bò.

- B4: Xâu vào lạt giang và phơi khô

Bảo quản: Người Lào thường làm để ăn ngay hoặc chỉ giữ lại trong tuần nên không có chất bảo quản, ki thịt đư về Việt Nam chung tôi bảo quản ngăn đá tủ lạnh, thịt làm khô xong chuyển về luôn trong ngày. Thường thì bảo quản như vậy sẽ giữ được trong 3 tháng, nếu để quá sẽ không ngon.